Khai thác Katsuwonus

Trên thế giới

Cá ngừ vằn

Cá ngừ văn là loài cá thương mại quan trọng, thường đánh bắt sử dụng lưới vây, và được bán tươi, đông lạnh, đóng hộp, sấy khô, ướp muối, và hun khói. Với sản lượng khai thác gần 2,6 triệu tấn, đó là loài cá quan trong thứ hai của thế giới trong năm 2009. Các quốc gia có sản lượng đánh bắt cá ngừ vằn rất lớn bao gồm Maldives, Pháp, Tây Ban Nha, Malaysia, Sri LankaIndonesia, ngoài ra còn có Thái Lan, Ecuador, Việt Nam.

Vùng biển Trung và Tây Thái Bình Dương là ngư trường khai thác cá ngừ vằn lớn nhất thế giới, kéo dài từ phía đông Philippines đến Micronesia. Từ khu vực này, cá ngừ vằn và các loài thủy sản khác di chuyển theo hướng bắc đến bờ biển của Nhật Bản.[2] Tổ chức WCPFC từng dự kiến cắt giảm 30% sản lượng đánh bắt cá ngừ vằn tại Thái Bình Dương, họ cố gắng để giảm bớt 100.000 tấn cá ngừ vằn bị đánh bắt. Dù có nhiều tàu khai thác hơn, hoạt động đánh bắt cá vẫn khó khăn hơn trước đây, sản lượng khai thác cá ngừ vằn vẫn giảm. Vì vậy tổ chức cần phải tìm cách để giảm sản lượng đánh bắt cá ngừ vằn xuống, cũng như sản lượng đánh bắt cá ngừ vây vàng.[3]

Năm 2013, sản lượng cá ngừ tại Thái Bình Dương tăng do cá ngừ vằn Thái Bình Dương di cư về hướng đông. Tổng sản lượng khai thác hàng năm cá ngừ vằn và cá ngừ khác từ Trung Tây Thái Bình Dương đạt mức cao 2,5 triệu tấn. Những thay đổi liên quan đến dòng hải lưu, nhiệt độ nước, nồng độ oxy hòa tan và nguồn dinh dưỡng của khu vực Thái Bình Dương ảnh hưởng đến sự phân bố của cá ngừ. Những thay đổi này ảnh hưởng đến nơi sinh sản của cá ngừ, sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ngừ con và nơi tìm thức ăn của cá ngừ trưởng thành.[4] Vào thời điểm này, giá cá ngừ vằn tăng từ 2.280 USD và 2.300 USD/tấn, giá cá cỡ lớn hơn là 2.800 USD/tấn.[5]

Châu Mỹ

Mỹ là thị trường tiêu thụ cá ngừ vằn đóng hộp lớn nhất của Châu Á. Năm 2013, Mỹ nhập khẩu cá ngừ vằn đóng hộp đạt 225,5 nghìn tấn, trị giá gần 1,2 tỷ USD, chiếm 86% tổng số cá ngừ nhập khẩu.[6] Năm 2013, hầu hết các mặt hàng cá ngừ tại thị trường Mỹ đều tăng giá, trong đó chỉ số giá cá ngừ vằn tăng mạnh nhất 112%.[7]

Do ảnh hưởng của thị trường Thái Lan, giá cá ngừ vằn của Ecuador giảm xuống 400 USD/tấn[8] Tuy vậy, Sản lượng đánh bắt cá ngừ vằn của Ecuador vẫn tăng mạnh. Nguyên nhân là do sản lượng đánh bắt cá ngừ vằn tại các vùng biển này tăng 22%, sản lượng đánh bắt cá ngừ vằn tăng khiến cho sản lượng khai thác cá ngừ vây vàng và mắt to giảm trong 9 tháng đầu năm. Khi đánh bắt cá ngừ vằn, phần lớn đội tàu của Ecuador sử dụng thiết bị gom cá (FADs) khiến cho một lượng đáng kể cá ngừ vây vàng và cá ngừ mặt to chưa trưởng thành bị đánh bắt không có chủ đích. Nó không hẳn là nguyên nhân khiến sản lượng khai thác cá ngừ vằn tăng cao và sản lượng khai thác cá ngừ vây vàng và mắt to giảm.[9]

Châu Âu

Cá ngừ tươi là một sản phẩm có giá trị cao tại các nước EU. Năm loại cá ngừ đang được bán chủ yếu tại thị trường này trong đó cá ngừ vằn (chiếm 57% sản lượng khai thác), tuy vậy, giá cá ngừ vằn thường có xu hướng giảm do sản lượng khai thác cá ngừ vằn vẫn ổn định trong 3 năm liên tục.[10] Năm 2012, hơn 500 tấn cá ngừ vằn ở các containơ của Pháp được bán với giá 2.090 USD/tấn vì giá cá ngừ nguyên liệu đóng hộp tăng.[11] Giá cá ngừ thế giới có ảnh hưởng đến Tây Ban Nha khi giá cá ngừ vằn giảm theo thị trường Bangkok. Giá cá ngừ vằn tại Tây Ban Nha giảm xuống còn 1.100 EUR/tấn, và có thể thấp hơn, so với các giao dịch cuối cùng ở mức 1.200 EUR/tấn vì có hàng tấn cá ngừ đang trên đường từ Đại Tây Dương tới Tây Ban Nha.[12] Năm 2013, Giá cá ngừ vằn ở Tây Ban Nha ổn định ở 1.800 EUR/tấn.[13]

Nhật Bản

Năm 2012, Nhật Bản là một trong những nhà cung cấp cá ngừ vằn cho ngành cá ngừ đồ hộp Thái Lan và đã xuất khẩu 23.927 tấn cá ngừ vằn nguyên con đông lạnh, giảm 33% so với năm 2011 và giảm 50% so với 3 năm trước đây. Nhập khẩu từ Nhật Bản giảm cũng là một trong những nguyên nhân làm thu hẹp nguồn cung cá ngừ vằn nguyên liệu của Thái Lan, năm 2012 đạt 514.000 tấn, giảm 19% so với năm 2011. Năm 2012, tổng khối lượng xuất khẩu cá ngừ vằn nguyên con đông lạnh đạt 27.286 tấn, giảm 40% so với năm trước. Nhật Bản cung cấp khoảng 7 – 8% tổng nhu cầu cá ngừ nguyên liệu của Thái Lan trong năm 2012.[14]

Nhu cầu cá ngừ vằn tăng mạnh ở Trung Quốc đang đe dọa hoạt động khai thác và tiêu thụ cá ngừ vằn của Nhật Bản. Lượng tiêu thụ thủy sản ở Trung Quốc hiện gấp 4 lần Nhật Bản và tốc độ tiêu thụ tăng hơn 10% mỗi năm. Ba năm trước đây, Trung Quốc đã gửi 11 tàu lưới vây (công suất 1.000 tấn) đến khu vực Vùng biển Trung và Tây Thái Bình Dương khiến các tàu khai thác của Nhật Bản không thể triển khai được các biện pháp quản lý nguồn lợi. Xu hướng lạm thác nguồn lợi cá ngừ của Trung Quốc đang ảnh hưởng xấu tới tiêu thụ cá ngừ vằn ở Nhật Bản. Lượng cập cảng cá ngừ vằn do các tàu câu tay của Nhật Bản khai thác năm 2012 đạt mức thấp kỷ lục với 30.100 tấn.[2]

Thái Lan

Giá cá ngừ vằn trên thế giới khá biến động, chẳng hạn như trong năm 2014, giá cá ngừ vằn liên tục trồi sụt. Sự tăng giá cá ngừ vằn dự kiến là chủ đề nóng tại hội nghị cá ngừ năm 2014. Tháng 4 năm 2013, giá cá ngừ vằn đạt 2.400 USD/tấn nhưng đã giảm xuống 1.150 USD/tấn trong tháng 5.[15] Giá cá ngừ vằn giảm xuống mức thấp nhất.[16] Trên thế giới, giá trị của cá ngừ vằn đã có sự bùng nổ mạnh mẽ từ năm 2000 tới năm 2012, thì giá cá ngừ vằn năm 2012 bằng 146% giá năm 1980.[17] Trong tháng 4 năm 2014, giá cá ngừ vằn để vằn đóng hộp tại thị trường Bangkok, Thái Lan đang ở mức 1.150 USD/tấn, gần chạm đáy, giá sẽ dao động quanh mức này trong 2 tháng tới, sau đó sẽ dần dần tăng lên, nhưng một số khác lại cho rằng có khả năng giá giảm xuống thấp hơn.[18] Việc Giá cá ngừ vằn giảm ảnh hưởng tới xuất khẩu cá ngừ của Thái Lan vì sản phẩm chủ lực là cá ngừ đóng hộp do đó xuất khẩu cá ngừ của Thái Lan thời gian gần đây chịu ảnh hưởng lớn bởi xu hướng giá cá ngừ vằn.[19]

Sau đó, Giá cá ngừ vằn tại Băng Cốc Thái Lan đang bắt đầu ổn định trở lại, sau khi chạm đáy vào tháng 4. Cá ngừ vằn giao dịch trong tháng 4 có giá là 1.160 USD/tấn CNF sau khi nhiều khách hàng tạm dừng thu mua để chờ giá cá giảm xuống mức thấp nhất.[20] Vào tháng 6, những người mua nhỏ đang phải trả 1.600 USD/tấn cá ngừ vằn tại chợ đấu giá ở Bangkok, Thái Lan. Giá cá ngừ vằn đang tăng nhanh trước lệnh cấm khai thác bằng thiết bị gom cá (FAD) tại khu vực Trung Tây Thái Bình Dương, bắt đầu từ tháng 7 và kéo dài cho tới tháng 9.[21] Trước đó vào năm 2013, Cuối tháng 10 và đầu tháng 11, giá cá ngừ vằn nguyên con cỡ 1,8 – 3,4 kg tại Bangkok vào khoảng 1.700 – 1.720 USD/tấn. Và sau khi đạt mức giá cao nhất là 2.350 USD/tấn vào hồi tháng 4/2013, giá đã tiếp tục giảm xuống khoảng 27% so với mức giá cao nhất.[22]

Việt Nam

Việt Nam cũng là quốc gia khai khác và xuất khẩu cá ngừ vằn. Cá ngừ đại dương du nhập vào Việt Nam từ năm 1994. Loài cá được tập trung khai thác chính là cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá ngừ vằn với trữ lượng lên tới 600.000 tấn, trong đó cá ngừ vằn chiếm khoảng 50%, nhóm cá ngừ vây vàngcá ngừ mắt to thu hoạch khoảng 50.000 tấn trong khi cá ngừ vằn chiếm trữ lượng lớn, khả năng khai thác cho phép tới 200.000 tấn/năm.[23][24]

Việt Nam có hơn 50 doanh nghiệp chế biến cá ngừ đại dương, tập trung ở các tỉnh miền Trung, trong đó chỉ khoảng 10 doanh nghiệp chế biến cá ngừ vằn. Việt Nam bị áp tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc, lý lịch con cá như vị trí đánh bắt, thời gian đánh bắt… Hiện các nước nhập khẩu cá ngừ, đặc biệt là cá ngừ vằn luôn yêu cầu người đánh bắt phải cung cấp lý lịch, nguồn gốc con cá, là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá ngừ đại dương của Việt Nam.[25]

Tuy nhiên, sản phẩm cá ngừ Việt Nam từng bị Tổ chức EII cảnh báo về việc không được sử dụng nguyên liệu cá ngừ vằn khai thác bằng phương pháp lưới cản. EII đã yêu cầu tất cả các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam phải có chứng nhận của cơ quan nhà nước đối với từng lô nguyên liệu cá ngừ vằn cập cảng. Có được chứng nhận này, các doanh nghiệp mới được xuất khẩu sản phẩm cá ngừ vào các thị trường như EU, Mỹ…[26]

Các nước khác

Tại Philippines, sản xuất cá ngừ vằn tăng 209 nghìn tấn trong năm 2013. Thương mại thủy sản của nước này cũng đạt mức tăng 4,3% về mặt sản lượng trong năm 2013, do lượng cá ngừ vây vàng và cá ngừ vằn cập cảng từ các tàu nước ngoài và địa phương cho các nhà máy sản xuất đồ hộp tăng.[27]Indonesia, cá ngừ vằn là loài duy nhất còn duy trì trong mức cho phép theo tổ chức MMAF, cá ngừ vằn được khai thác ở mức vừa phải.[28][29] Giá cá ngừ vằn tại chợ ở Băngcôc, Thái Lan đạt trên 2.000 USD/tấn, có hợp đồng được thực hiện ở mức giá 2.080 USD/tấn. Trong hầu hết các hợp đồng hiện tại ở Băngcôc, giá cá ngừ vằn Tây Thái Bình Dương khoảng 2.050 USD/tấn.[11]